HẠT GIỐNG BẮT MỒI GỌNG VÓ - Tặng viên nén nảy mầm

40.000 60.000 -33%

Cây bắt mồi gọng vó (tên khoa học là Drosera burmannii Vahl) là một loài thực vật ăn thịt nổi tiếng phổ biến trên thế giới.

Hạt giống cây bắt mồi gọng vó trưởng thành thuộc dạng cây thân thảo tròn thấp, chiều cao 1cm, đường kính 3 – 4cm.

❇ Cùng với các loài trong cùng chi Drosera, bắt mồi gọng vó cung cấp dinh dưỡng nuôi cây nhờ các lá keo dùng để bắt mồi.

Khi côn trùng đậu lên chiếc lá, chạm vào các lông tuyến thì lập tức các lông tuyến này co lại, bao phủ và làm cho con mồi bất động.

**Gợi ý sản phẩm mua kèm:

-- Số lượng

-- Số lượng

-- Số lượng

-- Số lượng

Số Lượng:
- +
  • Hotline: Hotline: 0862 572 752
  • Ship hàng toàn quốc
  • Thanh toán khi nhận hàng
HẠT GIỐNG BẮT MỒI GỌNG VÓ - Tặng viên nén nảy mầm HẠT GIỐNG BẮT MỒI GỌNG VÓ - Tặng viên nén nảy mầm
Đánh giá:
4.8 200
4.8 sao trên tổng số 200 lượt review
VNĐ 40.000 In stock

Bắt mồi gọng vó là một loài thực vật đặc biệt trong số 194 loài thực vật ăn thịt đã được tìm thấy thuộc họ Gọng vó (Droseraceae). Cây sở hữu một loại bẫy tinh vi cùng khả năng cử động nhanh như chớp, bắt dính và tiêu hóa con mồi làm nguồn dinh dưỡng nuôi cây.

Mời bạn đọc cùng hạt giống Lam Sơn tìm hiểu một vài thông tin thú vị về loài cây độc đáo này trong bài viết sau đây nhé.

 

 


ĐẶC ĐIỂM CÂY BẮT MỒI GỌNG VÓ


 

 

Cây bắt mồi gọng vó (tên khoa học là Drosera burmannii Vahl) là một loài thực vật ăn thịt nổi tiếng phổ biến trên thế giới. Chúng được tìm thấy ở khắp các Châu Lục, ngoại trừ Nam Cực. Chúng thường sống trong các đầm lầy, bãi than bùn, nơi môi trường ẩm ướt, đất chua và nắng mạnh; cây có thể thích nghi với mọi loại khí hậu nhưng không nên quá lạnh giá.

Hạt giống cây bắt mồi gọng vó trưởng thành thuộc dạng cây thân thảo tròn thấp, chiều cao 1cm, đường kính 3 – 4cm. Hoa thường có dạng đối xứng tròn, đa số có 5 cánh, thường có màu trắng hoặc hồng. Cây có hệ thống rễ kém phát triển, có chức năng chủ yếu là để hút nước và giữ cây cố định trên mặt đất và gần như vô dụng đối với hấp thu dinh dưỡng. Gọng vó tự thụ phấn tạo ra rất nhiều hạt màu đen, nhỏ.

 

 

Cùng với các loài trong cùng chi Drosera, bắt mồi gọng vó cung cấp dinh dưỡng nuôi cây nhờ các lá keo dùng để bắt mồi. Những chiếc lá có chứa nhiều lông tuyến, ở đầu các lông tuyến có một chất lỏng dính (keo) trông giống như những giọt nước lấp lánh giúp thu hút các loài côn trùng (ruồi, muỗi, bọ cánh cứng, bướm, ếch, nhái….). Đó chính là cái bẫy hết sức tinh vi, có khả năng cử động nhanh như chớp.

Khi côn trùng đậu lên chiếc lá, chạm vào các lông tuyến thì lập tức các lông tuyến này co lại, bao phủ và làm cho con mồi bất động. Theo phản xạ, con mồi sẽ không ngừng kháng cự nhưng càng vùng vẫy nhiều thì sẽ càng bị dính chặt vào lớp keo hơn, cuối cùng sau khoảng 15 phút chúng sẽ bị chết vì kiệt sức và ngạt thở do keo bao phủ. Lúc này các giọt keo sẽ bắt đầu tiêu hóa, phân giải con mồi tạo thành món soup lỏng dinh dưỡng hấp thụ qua bề mặt lá, quá trình này diễn ra trong 1 – 2 ngày. Sau đó những chiếc lông tuyến sẽ trở lại vị trí ban đầu và tiếp tục bắt mồi nuôi cây.

 

 

Hiện nay cách trồng cây bắt mồi gọng vó đơn giản nhất chính là gieo hạt. Hạt giống Drosera burmannii Vahl tương đối dễ trồng, cây có khả năng chịu úng, chịu nắng gắt cực tốt nên được rất nhiều người yêu thích và chọn gieo trồng nhằm sử dụng cho nhiều mục đích như: làm cây cảnh độc lạ, tiêu diệt các côn trùng không có lợi nhằm tạo một môi trường sống trong lành, thoáng đãng hơn…..

Tham khảo phần tiếp của bài viết để nắm được các bước kỹ thuật cơ bản giúp gieo trồng thành công hạt giống cây bắt mồi gọng vó tại nhà.

 

 


KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG CÂY BẮT MỒI GỌNG VÓ


 

 

Chuẩn bị gieo trồng

 

Hạt giống: tìm mua hạt giống cây bắt mồi gọng vó tại các điểm cung cấp hạt giống uy tín, chất lượng nhằm đảm bảo tỷ lệ nảy mầm, cây phát triển tốt. Hạt giống Lam Sơn là một địa chỉ đáng tin cậy dành cho bạn.

Giá thể trồng: yêu cầu nghèo dinh dưỡng, cụ thể là sử dụng xơ dừa (cám dừa), dớn, perlite. Lời khuyên là nên sử dụng xơ dừa cho đỡ tốn kém, mặt trên cùng phủ 1 lớp dớn mỏng làm giá thể giữ hạt giống bắt mồi gọng vó khỏi bị trôi do mưa hay nước tưới. Rễ cây bắt mồi gọng vó rất cạn cho nên không nhất thiết phải sử dụng lớp chất trồng quá dày.

Chậu trồng, khay đựng nước

 

 

 


Gieo trồng hạt giống cây bắt mồi gọng vó


 

 

Cho giá thể vào chậu trồng, ấn nhẹ làm bằng phẳng bề mặt rồi tưới đẫm nước.

Dùng nhíp hoặc que tăm (đã nhúng ướt) chấm đều hạt giống cây bắt mồi gọng vó lên mặt giá thể. Chú ý không chôn hạt xuống dưới. Sau đó đặt chậu lên chén hay khay đựng nước, cho nước ngập 1/3 chậu (liên tục).

Đặt chậu trồng nơi có ánh sáng 30 – 40%, chú ý tránh nơi nhiều gió, nơi nước mưa.

Ở mức nhiệt độ 28 – 32 độ C, hạt giống cây bắt mồi gọng vó sẽ nảy mầm sau khoảng 2 tuần gieo trồng.

Sau khoảng 3 – 4 tháng, khi cây đã phát triển, có thể tách riêng ra nhiều chậu và để ngoài nắng trực tiếp, tránh nắng gắt vì có thể thiêu cháy toàn bộ số hạt giống cây bắt mồi gọng vó. 

 

 


Chăm sóc cây bắt mồi gọng vó


 

 

Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây phát triển, tần suất 1 – 2 lần/ngày. Sử dụng nguồn nước sạch, có thể là nước tinh khiết, nước mưa, nước cất hoặc các loại nước có nồng độ chất rắn hòa tan thấp, độ pH nước từ 3.5 – 5.5

Bắt mồi gọng vó cần nhiều ánh sáng mặt trời để chuyển hóa thành năng lượng, nên đặt cây ở nơi có ánh sáng trực tiếp từ 6 – 12 tiếng/ngày để cây hấp thụ đủ dinh dưỡng và năng lượng, những tế bào thần kinh của cây sẽ dựa vào năng lượng được tích tụ này để thực hiện công việc săn bắt mồi.

Loài thực vật này cũng cần môi trường có độ ẩm cao để phát triển tốt hơn, luôn duy trì độ ẩm xung quanh trên 50%

Không để chậu trồng ở nơi nhiều gió, nơi nước mưa hay để bất cứ cái gì khác bắn vào bề mặt chậu. Hạt giống Drosera burmannii Vahl là loài cây ăn thịt bắt mồi bằng lá keo, nếu trồng cây ở nơi có nhiều gió, gió có thể làm khô keo trên lá.

Không cần bón phân cho Drosera burmannii Vahl vì chúng sống nhờ vào nước và bắt côn trùng. Việc bón phân sẽ đốt cháy rễ cây và làm cây chết nhanh chóng.

Khi cây bắt mồi gọng vó ra hoa, hãy cắt cuốn hoa ngay sau khi phát hiện nhằm giúp cây phát triển tốt hơn.

 

 

MỘT SỐ LƯU Ý

 

  • Không tự kích hoạt các lá keo làm mất năng lượng của cây. 
  • Không cần bón thức ăn cho cây, nếu có hãy chọn các loài côn trùng nhỏ, bón với số lượng ít, mỗi tuần 1 lần để cây từ từ hấp thụ con mồi.
  • Giá thể trồng sau 1 – 2 năm sẽ bắt đầu phân hủy thành chất dinh dưỡng có hại cho bộ rễ của cây, vì vậy cần phải thay khi thấy cây có dấu hiệu chậm phát triển sau khoảng thời gian dài.

 

 

==> Hy vọng bài viết trên đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc, giúp quý vị có thể gieo trồng thành công tại nhà hạt giống cây bắt mồi gọng vó. Mọi thắc mắc thêm, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi, hạt giống Lam Sơn, để được tư vấn chi tiết và được cung cấp những hạt giống cây bắt mồi gọng vó chất lượng tốt nhất.

Sản phẩm liên quan


Giỏ Hàng
Tổng Cộng: 0 ₫
Scroll