❇ Cà rốt là loại rau ăn củ có màu sắc đẹp, giàu dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, chúng có nguồn gốc từ Hymalaya và ngày nay được gieo trồng khắp các nước Châu Á.
❇ Hạt giống cà rốt Đà Lạt Cao Sản dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, cho thu hoạch củ chỉ sau khoảng 3 tháng gieo trồng, củ to và giàu dinh dưỡng hơn các loại cà rốt thông thường.
==>> Quy cách đóng gói: 5 gói 3 Gram/Gói
==>> Khuyến mãi đặt biệt: Tặng Kèm Viên Nén Nảy Mầm khi mua Hạt Giống Cà Rốt Đà Lạt Cao Sản
**Gợi ý sản phẩm mua kèm:
-- Số lượng
-- Số lượng
-- Số lượng
-- Số lượng
Cà rốt là loại rau ăn củ có màu sắc đẹp, giàu dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, chúng có nguồn gốc từ Hymalaya và ngày nay được gieo trồng khắp các nước Châu Á.
Hạt giống cà rốt dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, cho thu hoạch củ chỉ sau khoảng 3 tháng gieo trồng.
Cà rốt là một loại thực phẩm quen thuộc với mọi người, mọi nhà, chúng không đơn thuần chỉ sử dụng làm rau ăn dinh dưỡng mà còn được ví như một vị thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả và an toàn.
Trong bài viết sau đây, hatgionglamson.com sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về cà rốt cùng kỹ thuật gieo trồng hạt giống cà rốt không khó tại nhà.
Cà rốt (tên tiếng Anh: Carrot) là loại cây rau ăn củ sống 1 hoặc 2 năm, thuộc họ hoa tán, thích hợp trồng ở vùng khí hậu mát. Cây có nguồn gốc từ Hymalaya thuộc nước Apganistari sau đó được đưa sang Iran, Ấn Độ. Ngày nay, cà rốt được gieo trồng khắp các nước Châu Á.
Hạt giống cà rốt trưởng thành có dạng thân cỏ, rễ trụ phình to lên thành củ chứa nhiều chất dự trữ; màu sắc, hình dạng và kích thước củ phụ thuộc vào giống. Cà rốt có lá kép lông chim mọc so le, không có lá kèm, gốc cuống phát triển thành bẹ.
Cụm hoa cà rốt hợp thành tán kép ở đầu cành, hoa ở giữa tán màu đỏ, các hoa ở phía ngoài màu trắng, cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Quả bế, mỗi đôi gồm 2 nửa, hình trứng, có cạnh sắc. Hạt có vỏ gỗ và lớp lông cứng che phủ, màng vỏ hạt có tinh dầu.
Trong 100g cà rốt trồng từ hạt giống có chứa đa dạng các thành phần có lợi cho cơ thể, gồm: nước 88,5%; protid 1,5; glucid 8,8%; cenlulose 1,2%; tro 0,8%. Cà rốt cũng chứa hàm lượng cao các vitamin như vitamin A (beta-caroten) 77%, Vitamin B1, B2, B3, B6, vitamin C và các chất khoáng như: canxi, sắt, magie, natri, kali, photpho, đồng, mangan,… Đường trong cà rốt chủ yếu là đường đơn, chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hóa dưới các enzym trong cơ thể.
Trong Đông y, củ cà rốt có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hạ khí bổ trung. Hạt cà rốt có vị đắng cay, tính bình có tác dụng sát trùng, tiêu tích.
Một số bài thuốc điển hình từ cà rốt dành cho sức khỏe:
Lấy 12-18g bột cà rốt nấu thành súp dùng trong ngày.
Lấy 200g củ cà rốt, 12 quả đại táo, sắc với 1,5 lít nước cho đến khi còn 500ml, hòa thêm chút đường phèn cho dễ uống. Mỗi ngày uống 3 lần, uống liên tục trong vòng 10 ngày.
Lấy củ cà rốt rửa sạch, ăn sống, nhai nuốt dần, ăn nhiều lần trong ngày.
Dùng 150g cà rốt, 150g táo, 15ml nước cốt chanh, 10ml mật ong, đem thái miếng rồi ép lấy nước, cho mật ong vào nước chanh quấy thật kĩ và uống hàng ngày.
Lấy 150g cà rốt, rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng rồi dùng mấy ép lấy nước, cho mật ong và thêm nước vừa đủ, quấy đều rồi uống.
Lấy 250g cà rốt cạo vỏ, thái miếng và 250g dâu tây bỏ cuống, dùng máy ép lấy nước, thêm 5ml nước cốt chanh cà 2-3 miếng đường phèn, quấy đều, rồi chia uống vài lần trong ngày.
Nước ép cà rốt có tác dụng chống vết nhăn và bảo vệ da khỏi tác hại của các tia cực tím. Các chất chống oxy hóa trong cà rố làm chậm sự lão hóa của các tế bào.
Lấy 500g cà rốt, 500g lê tươi, cả hai đem rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, thêm vào 20ml mật ong quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày.
Lấy 5 củ cà rốt, 3 quả cam (vắt lấy nước), 5g gừng băm, 50ml mật ong, xay nhuyễn cà rốt, sau đó thêm nước gừng và nước cam vắt rồi trộn đều và cho thêm mật ong. Uống trước khi ăn hoặc giữa bữa ăn để có tinh thần sảng khoái…….
Hạt giống cà rốt được gieo trồng chủ yếu để lấy củ làm rau xanh (nộm, dưa góp, xào, hầm, làm mứt….), nhưng khi thu hoạch và gọt củ, thì các lá già cùng lớp vỏ ngoài bỏ đi có thể tận dụng làm thức ăn cho động vật nuôi, đặc biệt là thỏ rất thích ăn cà rốt. Cành, lá và củ cà rốt không những giúp cung cấp nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao mà còn góp phần giải quyết nhu cầu thức ăn xanh trong mùa đông – mùa khan hiếm thức ăn nhất trong năm.
1.Chuẩn bị gieo trồng
- Hạt giống cà rốt thích hợp gieo trồng nơi vùng có khí hậu mát, mùa đông lạnh. Nhiệt độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây là 13 – 18 độ C. Nếu thời tiết trên 25 độ C cây sẽ sinh trưởng kém, các mạch gỗ trong củ phát triển mạnh, nhiều xơ và hàm lượng caroten thấp. Trời lạnh và rét thì cây sẽ cho củ to, chắc, năng suất cao và phẩm chất tốt.
- Đất gieo hạt giống cà rốt nên chọn loại đất nhẹ, tầng canh tác dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng bởi đây là loại cây rau ăn củ, tốt nhất là đất cát pha giàu mùn, đất thịt nhẹ, đất bãi bồi ven sông, độ pH từ 6 – 6,8. Trước khi gieo hạt giống, cần cày bừa đất kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 20 – 25cm, rãnh rộng 25 – 30cm. Nơi trồng phải xa khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang; xa nguồn nước thải, chất thải; cách quốc lộ ít nhất là 100m
2.Gieo trồng hạt giống cà rốt
- Lượng hạt giống cà rốt cho 1 ha đất là 400 – 500g, sau gieo hạt thì dùng cào trang nhẹ đất phủ lên hạt (cào vài lượt cho đều), phủ thêm bên trên một lớp rạ mỏng và tưới ẩm hằng ngày cho đến khi hạt mọc mầm và lên cây con.
- Sau khoảng 7 – 15 ngày, hạt giống cà rốt sẽ mọc đều.
3.Chăm sóc cây cà rốt
- Cây cà rốt cao khoảng 8 – 10cm thì tiến hành tỉa lần thứ nhất, bỏ những cây xấu, mọc chen nhau. Khi cây cao gần 15cm thì tỉa lần 2, khoảng cách hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 10 – 12cm. Mật độ khoảng 330.000 – 420.000 cây/ha là hợp lý. Kết hợp xới xáo, làm cỏ.
- Bón phân cho cà rốt: lượng phân bón cho 1 ha như sau: 20-25 tấn phân chuồng đã hoai mục, 140-200 kg đạm tiêu chuẩn (sunfát), 200-250 kg lân super, 80-100 kg Kali sunfát.
+ Toàn bộ phân chuồng, phân lân dùng bón lót khi làm đất.
+ Bón thúc cho cà rốt sau khi đã tỉa và kết hợp vun xới lần hai bằng 2/3 lượng phân đạm và toàn bộ phân kali.
+ Bón thúc lần 2 cách lần 1 khoảng 30 ngày, sử dụng 1/3 lượng đạm. Có thể bón phân khô theo rạch hoặc hoà với nước, phân chuồng pha loãng để tưới thúc.
- Gieo trồng hạt giống cà rốt cần thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời sâu bệnh hại, thường gặp nhất là sâu xám, sâu khoang, rệp phá hại, đôi khi bị thối đen. Cách hữu hiệu nhất là bắt sâu bằng tay, nếu mật độ bị rệp cao thì dùng Trebon 10 EC 0,2% hoặc sherpa 25 EC phun với nồng độ 0,15%. Biện pháp tốt nhất vẫn là nên có chế độ canh tác hợp lý.
Tùy theo giống mà thời gian từ khi hạt giống cà rốt nảy mầm đến khi thu hoạch ở khoảng 70 – 100 ngày. Thu hoạch khi cà rốt vừa tới độ: các lá dưới cây chuyển vàng, lá non ngừng sinh trưởng, vai củ tròn đều. Không nên thu hoạch quá muộn, củ sẽ xốp và nhiều xơ.
Nên thu hoạch vào ngày khô nắng, làm đất sạch, cắt bớt phần lá, chỉ để lại cuống dài 15 – 20cm, bó thành từng bó nhỏ 5 – 6 củ, xếp nhẹ vào sọt tre, khay nhựa….để dễ vận chuyển.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT HẠT GIỐNG CÀ RỐT
|
Tag: Hạt giống cà rốt , cà rốt
Danh mục sản phẩm
SẢN PHẨM MỚI